Cấu tạo của mũ bảo hiểm và chức năng của từng bộ phận

cấu tạo mũ bảo hiểm

Cấu tạo mũ bảo hiểm an toàn cần có những yếu tố gì? Vai trò của mũ bảo hiểm thì trong chúng ta hầu như ai cũng biết, nhưng những thành phần cấu thành lên tính năng đó lại ẩn chứa trong từng chi tiết.

Và ngày hôm nay GRS.VN sẽ cùng các bạn khám phá cấu tạo chi tiết, làm lên những chức năng bảo vệ của những chiếc “nồi cơm điện” để các bạn có đủ thông tin cần thiết để chọn ra cho mình một chiếc mũ đạt chuẩn, sở hữu những tính năng phù hợp.

cấu tạo mũ bảo hiểm
Cấu tạo cơ bản của mũ bảo hiểm đạt chuẩn.

Công dụng của mũ bảo hiểm

Nhìn chung chức năng chính của bất kỳ một chiếc mũ bảo hiểm, đó là đảm bao an toàn cho người sử dụng mũ khi chạy xe máy. Theo thống kê thì đa phần những vụ tại nạn giao thông xe máy, để lại hậu quả nghiệm trọng là khi người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm.

Tại nạn xe máy để lại những hẫu quả nghiêm trọng nhẹ thì chấn thương tay chân, nặng hơn thì chấn thương sọ não thậm chí còn có rất nhiều trường hợp dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Chính vì vậy hãy tự bảo vệ an toàn cho mình và người thân bằng cách đơn giản nhất là đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Vai trò của mũ bảo hiểm
Không biết chuyện gì sẽ xảy đến khi không đội mũ bảo hiểm trong trường hợp này.

Ngoài ra một công dụng của mũ bảo hiểm còn thể hiện ở những cấu tạo, đem lại cảm giác sử dụng thoải mái như, thoáng khí, chống ám mùi, chống lóa, chống xước…..

Vì thế vai trò của mũ bảo hiểm là không thể thiếu, khi được quy định trong luật giao thông đường bộ: Mọi người khi đã đi xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm.

Cấu tạo mũ bảo hiểm đạt chuẩn, an toàn

cấu tạo chiếc mũ bảo hiểm
Các loại mũ bảo hiểm fullface, 3/4 và nửa đầu

Dù là loại mũ bảo hiểm kiểu nào thì cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm cũng gồm những phần chính sau:

  • Phần vỏ mũ: Chống chịu va đập tác động từ ngoại lực trong trường  hợp có va chạm xảy đến. Vỏ mũ bảo hiểm đạt chuẩn thường được làm từ nhựa ABS nguyên sinh, sợi thủy tinh hay sợi carbon với mũ cao cấp.
  • Phần xốp mũ: Xốp mũ có tác dụng hấp thụ và chiệt tiêu toàn bộ lực truyền từ vỏ mũ tới, ngoài ra xốp mũ còn có tác dụng cố định mũ vào phần đầu của người đội, xốp mũ bảo hiểm an toàn thường được làm từ xốp EPS.
  • Dây quai mũ: Dây quai mũ có tác dụng cố định mũ trên đầu người đội hạn chế việc mũ bị xô lệch đặc biệt khi chạy xe ở tốc độ cao. quai mũ được làm từ vải sợi rệt rât rai và chắc chắn chống sờn rách, chôt mũ làm bằng nhựa cứng bền bỉ
  • Kính mũ: Kính có tác dụng chắn gió, cản bụi và côn trùng. Ngoài ra một số loại kính mũ bảo hiểm còn có công dụng là chống lóa và tia UV. Kính thường được làm từ Mica hay nhựa trong suốt làm tăng khả năng quan sát khi tham gia giao thông.

Đó là một số tính năng cấu tạo mũ bảo hiểm cùng với công dụng, chức năng và vai trò của từng chi tiết cấu thành lên mũ. Hi vọng rằng qua một số chia sẻ nhỏ này bạn đã có thể tìm cho mình một chiếc mũ với những tính năng cần thiết.

>> Tham khảo mũ bảo hiểm có cấu tạo đạt chuẩn điển hình

Mũ bảo hiểm lật cằm GRS GA 639

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *